CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH NÀO PHÙ HỢP VỚI BẠN?

CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH NÀO PHÙ HỢP VỚI BẠN?

Ngày đăng: 04:30 PM 26/07/2017 - Lượt xem: 1298

CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH NÀO PHÙ HỢP VỚI BẠN?

 

Bạn đang muốn học và thi lấy một chứng chỉ tiếng Anh nhưng lại chưa có ý tưởng kì thi nào phù hợp với mình. Bài viết dưới đây cung cấp những thông tin về các chứng chỉ phổ biến nhất hiện nay để bạn có thể lựa chọn.

 

Nếu cần chứng minh khả năng tiếng Anh trong môi trường làm việc (chủ yếu ở Việt Nam) 

 

Hãy lấy chứng chỉ TOEIC – Test of English for International Communication. Đây là chứng chỉ tiếng Anh quốc tế dành cho người đi làm không phải là người dùng tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra, đối với các bạn sinh viên hệ Cao đẳng và Đại học, ở nhiều trường cũng dùng điểm số của chứng chỉ này để quy định đầu ra. Chứng chỉ được cấp sau khi bạn trải qua một bài kiểm tra gồm 4 phần và tập trung vào hai kỹ năng nghe và đọc. Trình độ của bạn được thể hiện ở năm màu tương ứng với các dãy điểm: cam (10-215), nâu (220-465), xanh lá cây (470-725), xanh da trời (730-855) và vàng (860-990). Chứng chỉ này được công nhận rộng rãi trên thế giới nhưng nó ít giá trị hơn so với TOFLE và ILES, CEFR.

 

Ưu điểm của chứng chỉ này là hiện đang được chấp nhận rộng rãi ở các công ty nước ngoài ở Việt Nam. Ngày càng có nhiều công ty dùng tiêu chuẩn này để đo lường trình độ tiếng Anh của nhân viên. Đối với các công ty thông thường, yêu cầu TOEIC trung bình ở mức 500-600 điểm. Nếu ở các vị trí yêu cầu sử dụng tiếng Anh thành thạo thì mức điểm này cao hơn. Nhược điểm của TOEIC là không thể hiện được khả năng tiếng anh ứng dụng trong giao tiếp của bạn do chỉ đo lường khả năng nghe và đọc.

 

Trong môi trường công tác học tập và giảng dạy tiếng Anh, tại Việt Nam, Bộ Giáo dục lấy từ cấp B1-C2 của chứng chỉ CERT – Khung trình độ chung Châu Âu – CEFR – Common European Framework for Reference để áp dụng đánh giá. Chứng chỉ này được phát triển bởi Hội đồng Châu Âu nhằm cung cấp một cơ sở chung trong việc thiết kế giáo trình, giới thiệu chương trình giảng dạy, thi cử, sách giáo khoa…trên toàn Châu Âu và đánh giá người thi ở cả 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết.

 

Khung trình độ chung châu Âu (CEFR) mô tả năng lực của người học dựa trên 06 mức trình độ cụ thể: A1 (căn bản), A2 (sơ cấp), B1 (trung cấp), B2 (trung cao cấp), C1 (cao cấp) và C2 (thành thạo). Ở Việt Nam, chứng chỉ B1 áp dụng cho đầu ra cao học và đầu vào nghiên cứu sinh và cho giáo viên dạy tiếng Anh ở bậc Tiểu học. Chứng chỉ B2 áp dụng cho đầu ra nghiên cứu sinh và cho giáo viên dạy tiếng Anh bậc Trung học cơ sở. Chứng chỉ C1 áp dụng cho giáo viên dạy tiếng Anh tại trường Phổ thông trung học, Giáo dục thường xuyên, Trung học Chuyên nghiệp, Cao đẳng. Chứng chỉ C2 áp dụng cho Giáo viên dạy Đại học.

 

Nếu cần đi du học hoặc làm trong lĩnh vực giáo dục và nghiên cứu chuyên sâu 

 

IELTS academic (International English Language Testing System) và TOEFL ibt (Test Of English as a Foreign Language) là lựa chọn thích hợp. Tuy nhiên hai chứng chỉ này đều rất khó đòi hỏi bạn dành nhiều thời gian để học tập và rèn luyện.

 

TOEFL iBT đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh một cách toàn diện ở 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết trong môi trường học thuật và được chấp nhận ở hơn 9000 trường đại học, trên 130 quốc gia. Đặc biệt, nếu bạn muốn xin học bổng ở các quốc gia Anh, Mỹ thì chứng chỉ này rất phù hợp. Bên cạnh đó, một số nước còn sử dụng bài kiểm tra này để quyết định về phương diện ngôn ngữ khi cấp thẻ xanh định cư như ở Úc. Cũng có nhiều dạng bài thi TOEFL nhưng TOEFL iBT có giá trị nhất. Thang điểm của TOEFL iBT là từ 0 đến 120 điểm. Tuy nhiên nhược điểm của chứng chỉ này có lẽ là ở độ khó. TOEFL iBT được xem là chứng chỉ khó thi nhất. Do đó, nó yêu cầu bạn cần dành nhiều thời gian học tập và rèn luyện kể cả khi bạn đã có một trình độ tiếng Anh tương đối tốt.

 

IELTS academic là hệ thống Kiểm tra Anh ngữ quốc tế về mức độ thông thạo ngôn ngữ Anh phổ biến nhất trên thế giới cho mục đích làm việc và học tập. IELTS academic là chứng chỉ tiếng Anh học thuật kiểm tra cả 4 trình độ nghe, nói, đọc, viết. Để thi được chứng chỉ với một điểm số tốt, bạn cũng cần đầu tư thời gian để ôn luyện liên tục. Điểm của IELTS từ 0-9 điểm.

Cả hai chứng chỉ này đều được hầu hết các cơ sở đào tạo quốc tế công nhận, song các trường Đại học ở Bắc Mỹ (Mỹ và Canada) vẫn ưu tiên chứng chỉ TOEFL iBT hơn. Trong khi đó, nếu du học ở Úc, New Zealand và Anh, bạn sẽ cần IELTS vì đây là chứng chỉ phổ biến nhất tại các quốc gia này. Đa số các trường Đại học nước ngoài yêu cầu trình độ IELTS 5.5 cho các khóa học cử nhân và 6.5 cho các khóa đào tạo sau cử nhân (tương đương với mức 65-78 và 79-95 của bài kiểm tra TOEFL iBT).


Với việc xin học bổng thì bạn không thể thiếu một trong hai chứng chỉ này. Điểm số để được xét học bổng là IELTS 6.5+ hay TOEFL iBT 90+.

Ngoài ra còn có các kỳ thi quan trọng khác như SAT, GMAT và GRE để đánh giá chất lượng và khả năng học tập thành công tại các trường đại học và sau đại học.

 

Trong đó:

 

SAT (Scholastic Assessment Test) là kỳ thi quan trọng để đánh giá các kiến thức tự nhiên và xã hội, trình độ thí sinh đầu vào của các chương trình cử nhân ở Mỹ, thường được dùng làm căn cứ thiết yếu để xét tuyển sinh viên đại học và cấp học bổng. Đối tượng thi của SAT là học sinh cấp 3 chuẩn bị vào đại học. Điểm tối đa của SAT là 2400 điểm. Thông thường mức điểm tối thiểu tại các trường công lập ở Mỹ yêu cầu đối là 1200 điểm và bạn cần đạt trên điểm số này.

 

GRE (Graduate Record Examination) và GMAT (Graduate Management Admission Test) – GRE là kỳ thi đầu vào của các chương trình cao học ngành khoa học và kỹ thuật, còn GMAT dùng để đánh giá chất lượng các thí sinh xin học chương trình cao học về Quản lý và Kinh doanh. Kết quả thi GRE hoặc GMAT thường được sử dụng như một trong các chỉ số đánh giá khả năng thành công của thí sinh trong chương trình cao học.

Mỗi kỳ thi GRE và GMAT đều kiểm tra 3 kỹ năng chính yếu: Ngôn ngữ, Toán, và Viết. Trong đó phần thi Ngôn ngữ kiểm tra các kỹ năng đọc, hiểu, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu văn bản nói chung và các mối quan hệ của câu từ. Phần thi Toán kiểm tra các kỹ năng tính toán cơ bản, khả năng suy luận và diễn giải các dữ liệu. Phần thi Viết đánh giá kỹ năng lập luận chặt chẽ, phân tích sâu sắc, diễn đạt logic các ý tưởng phức tạp dưới dạng văn bản. Về khía cạnh ngôn ngữ, GRE thiên về từ vựng còn GMAT thiên về ngữ pháp và lập luận. Về toán học, thông thường GRE sẽ dễ dàng hơn GMAT một chút. Điểm tối đa của GMAT là 800 điểm và GRE là 340 điểm. Trung bình các trường sẽ yêu cầu điểm GMAT tối thiểu là trên dưới 500 điểm, có những trường danh tiếng có thể nâng con số lên tới 730 điểm. Còn GRE khoảng từ 150-152.

 

Lan Anh Edition

Dẫn Đầu Xu Thế Dòng Sách Tiếng Anh

 

CÁC BÀI VIẾT THAM KHẢO

Bí quyết Tiếng Anh cho người mất gốc

Mẹo hay để giao tiếp Tiếng Anh như người bản ngữ

Học từ vựng Tiếng Anh nhanh và hiệu quả

Trẻ nhỏ nên học Tiếng Anh như thế nào

Chìa khóa giúp nghe hiểu Tiếng Anh hiệu quả

Mẹo hay để làm bài thi Tiếng Anh nhanh chính xác

Bật mí những bí quyết truyền tải kĩ năng giao tiếp Tiếng Anh dành cho giáo viên,      

Từ điển Tiếng Anh

Những đầu sách Tiếng Anh bổ ích

Nơi giải đáp tất cả những thắc mắc về Tiếng Anh của bạn

 

 

 

 

Facebook